Học cách dùng ánh sáng thành tạo là kỹ năng quan trọng cho các nhiếp ảnh gia, không gì có thể thay thế cho sự hiểu biết về ánh sáng và cách tận dụng nó cho tác phẩm của bạn. Đối với ảnh chân dung, tôi luôn thích sử dụng ánh sáng tự nhiên, kể cả chụp trong nhà. Làm việc với ánh sáng tự nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng, có nhiều điều bạn cần biết để tránh mắc lỗi. Những hướng dẫn về cách chụp ảnh chân dung với ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bạn làm điều đó.
1. Xác định mục đích của bức ảnh
Trước khi cầm máy ảnh, trước hết bạn cần biết loại ảnh mình sẽ chụp. Liệu tấm ảnh có 1 mục đích đặc biệt nào không? Đó có thể là bức ảnh chụp cận cảnh khuôn mặt cho 1 diễn viên, 1 công ty, 1 bức ảnh thời trang, chân dung treo trong nhà, cho quảng cáo online hay chỉ là chụp cho 1 người bạn. Cân nhắc kỹ về bố cục và kiểu ảnh dựa vào mục đích của nó. Liệu có cần thêm quần áo, trang điểm, và thời gian tạo dáng không? Phải chăng đây là ảnh phối hợp hậu cảnh, tạo không khí thân mật, ở nhà hoặc ở nơi làm việc?
2. Địa điểm
Sau khi đã xác định mục đích cho bức ảnh, bạn sẽ dễ dàng chọn được nơi phù hợp để chụp ảnh chân dung ngoài trời. Nghĩ xem nơi nào sẽ phù hợp với phong cách của bức ảnh, ví dụ, một nơi thơ mộng và rộng lớn, gần sông, hồ, núi non hoặc trong công viên.
Có lẽ bạn muốn thể hiện đề tài của mình giữa thành phố đông đúc bao quanh bởi các tòa nhà, xe cộ và đám đông. Bạn cũng có thể lựa chọn chụp ảnh trong nhà. Các căn phòng lớn thường sẽ sáng sủa hơn ( vì phòng lớn thường có nhiều cửa sổ) và tạo cho bạn cảm giác thoải mái về không gian để lựa chọn. Phòng nhỏ và tối hơn hợp với các bức ảnh cần bóng tối và không khí u tối hơn. Đừng quên tận dụng kiến trúc xung quanh, đặc biệt là chụp ảnh trong nhà, các ô cửa, cửa sổ, cầu thang và cột trụ.
3. Quyết định đặc điểm ánh sáng
Bí quyết để chụp ảnh chân dung ngoài trời đẹp là nên quan tâm đến thời điểm chụp ảnh vì nó sẽ quyết định chất lượng bức ảnh. Bạn không nên chụp vào lúc giữa trưa, vì rất khó để làm việc với ánh sáng chói trực tiếp và các bức ảnh sẽ bị quá sáng.
Vậy nên, hãy chụp ảnh sớm hoặc muộn hơn một chút thời gian này, nghĩa là đến giữa buổi sáng hoặc chiều, ánh sáng sẽ vừa đủ và không quá mạnh. Hoặc bạn có thể chụp vào một ngày trời hơi tối hoặc nhiều mây. Nghe có vẻ là một ý kiến tồi, nhưng thật ra, thời tiết lạnh đóng vai trò như tấm khuếch tán và bạn có thể chụp cả buổi với ánh sáng nhất quán, hiểu cách chụp ảnh chân dung ngoài trời”}” data-sheets-userformat=”{“2″:9151,”3”:{“1″:0},”4”:{“1″:2,”2″:16777215},”5”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”6”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”7”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”8”:{“1”:[{“1″:2,”2″:0,”5”:{“1″:2,”2”:0}},{“1″:0,”2″:0,”3”:3},{“1″:1,”2″:0,”4″:1}]},”10″:0,”11″:4,”12″:0,”16″:12}”>cách chụp ảnh chân dung ngoài trời để có những bộ ảnh tuyệt đẹp nhé!
Nắm vững kiến thức căn bản. Ánh sáng mạnh có thể tạo các bóng đổ kịch tính. Nếu không muốn điều này, hãy để người được chụp đứng thuận chiều ánh sáng. Ánh sáng nhẹ có thể khiến cảnh vật trông đẹp hơn bình thường, nhưng bạn sẽ không phải lo mất các chi tiết nhỏ.
Khi chụp trong nhà, hãy cố để có càng nhiều ánh sáng lọt vào phòng hết mức có thể. Nếu biết trước địa điểm chụp, xác định thời điểm có ánh sáng cửa sổ tốt nhất bằng cách xem hướng nhà ( đông, tay, nam, bắc).
4. Tìm vị trí đúng
Lợi thế chính của việc chụp ảnh chân dung trong studio là được tự do điều chỉnh độ cao và góc độ nguồn sáng. Đây là điều bất khả thi với ánh sáng tự nhiên, nên nhiếp ảnh gia – là bạn, sẽ phải tự tận dụng ánh sáng tốt nhất có thể.
Tìm chỗ đứng phù hợp cho người mẫu và xem mặt trời đang ở hướng nào. Đừng để người mẫu nhìn trực tiếp vào mặt trời, vì mắt họ sẽ nheo lại và thậm chí chảy cả nước mắt. Bắt đầu bằng việc cho họ đứng nghiêng với ánh sáng.
Một mẹo nhỏ là hãy bảo họ quay 360 độ từ từ. Bằng cách này, bạn có thể quan sát sự thay đổi của ánh sáng để tìm vị trí thích hợp nhất.
5. Lợi dụng ánh sáng
Có vài kỹ thuật giúp bạn tận dụng hết các đặc tính của ánh sáng. Khi chụp ảnh với ánh sáng tự nhiên, tôi luôn mang theo 1 tản sáng. Nó cực kỳ hữu ích khi chụp chân dung vì bạn có thể phản xạ một ít ánh sáng vào người cần chụp để làm nổi bật các đặc điểm chủ đạo mà không làm họ chói mắt và không cần họ nhìn trực tiếp vào mặt trời.
Nếu không sử dụng các gói chụp ảnh chân dụng tại studio, Bạn nên chọn chụp vào những ngày đẹp trời ngày đẹp trời, vì có thể chụp ảnh ngược sáng. Tản sáng cũng rất có ích trong trường hợp này khi bạn cố tạo ra ánh sáng dịu quanh vật thể và làm nổi bật phần mặt. Nhớ rằng bạn cũng có thể dùng bóng trong ảnh chân dung. Một bóng râm dưới tán cây có thể chính là điều bạn cần khi ánh sáng trực tiếp quá mạnh, nhưng cũng cần kiểm tra rằng bóng râm này phủ đều để tránh tạo ra các đốm.
Bóng tối cũng rất tuyệt để tạo nét tương phản, và có thể được dễ dàng tạo ra bằng cách để nguồn sáng chiếu trực tiếp vào cạnh của đối tượng cần chụp. Chỉ cần chắc chắn là nó không che khuất các đặc điểm quan trọng nào.
6. Chụp bên cửa sổ
Việc sử dụng ánh sáng từ cửa sổ là kỹ thuật tôi yêu thích vì có thể tạo ra những chân dung độc đáo và duyên dáng. Ánh sáng nhẹ từ cửa sổ sẽ tạo highlight tuyệt vời cho các bức ảnh mạnh mẽ nhưng hơi buồn, đặc biệt nếu ánh sáng chỉ chiếu vào một phần mặt của người mẫu.
Nguyên tắc căn bản là càng gần cửa sổ, ánh sáng và sự tương phản càng mạnh. Ngoài ra, nếu ánh sáng quá mạnh, bạn có thể dùng rèm để che bớt ánh sáng.
7. Xếp đặt máy ảnh
Các kỹ thuật chụp ảnh chân dung sau đây giúp bạn có những tấm ảnh ưng ý. Thứ nhất, tập trung vào đôi mắt. Điều đầu tiên ta thấy khi nhìn 1 bức chân dung là đôi mắt. Hãy chắc chắn rằng đôi mắt là trọng tâm và tự ngắm nếu bạn không tin tưởng vào chế độ ngắm tự động.
Bạn cũng nên để khẩu độ rộng (f nhỏ) để làm mờ hậu cảnh, để chắc rằng cảnh đằng sau không làm mất sự chú ý vào ảnh người.
8. Giao tiếp là chìa khóa
Hợp tác với người mẫu là rất cần thiết. Xây dựng mối quan hệ tốt với họ trước khi chụp. Chuyện trò với họ trước khi chụp để tìm kiếm ý tưởng và đảm bảo các bên đều có hiểu biết chung về mục tiêu cần đạt.
Trong quá trình chụp ảnh chân dung, đừng tưởng rằng người mẫu có thể đọc suy nghĩ bạn. Họ không thể biết bạn muốn họ tạo dáng như thế nào hoặc nhìn vào đâu trừ khi bạn nói. Nếu bạn phải chật vật diễn tả cách bạn muốn họ tạo dáng, hãy tự làm mẫu vài kiểu cho họ thấy.
Một vài chỉ dẫn cụ thể sẽ có ích, tuy nhiên, một số người mẫu chuyên nghiệp sẽ không thích bị chỉ dạy về nghề nghiệp của họ. Ngoài ra, tự giả định rằng họ phải làm việc vất vả hơn bạn. Hãy để họ nghỉ ngơi.
9. Loại ánh sáng
Đừng bao giờ mong các tình huống bạn dùng ánh sáng tự nhiên là giống nhau. Chất lượng và màu sắc ánh sáng sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày, mùa và thời tiết. Có lúc bạn sẽ có được màu vàng ấm, lúc khác trời lại chuyển thành màu xanh.
Đây chính là lúc dùng kỹ thuật cân bằng trắng. Bạn có thể điều chỉnh setting tùy từng điều kiện để đạt được tông màu mong muốn. Tôi luôn thích chụp ảnh thô rồi chỉnh cân bằng trắng khi hậu xử lý, những chế độ chụp được cài đặt sẵn trong máy ảnh cũng là hướng dẫn rất tốt trước khi chụp.
10. Chụp thử
Giờ đến lượt bạn! Tôi mong rằng hướng dẫn chụp ảnh chân dung ngoại cảnh trên đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để bạn sẵn sàng tự chụp vài bức chân dung. Điều khó khăn nhất của toàn bộ quá trình có lẽ là việc tìm người mẫu.
Đừng ngại nhờ bạn bè hoặc gia đình giúp. Đây là cơ hội tuyệt vời để luyện tập và bạn có thể dễ dàng hợp tác với người mẫu (mặc dù cũng tùy vào người bạn chọn nữa). Hãy liên tục nhắc rằng họ chỉ việc đứng và trông thật xinh đẹp! Còn việc chụp ảnh chân dung cho người đó cứ để bạn lo.