Dù đang sử dụng một chiếc máy ảnh DSLR đắt tiền, máy ảnh kĩ thuật số, hay một chiếc điện thoại di động, bạn vẫn sẽ chụp được nhiều tấm hình đẹp hơn khi hiểu rõ về việc chiếu sáng và về máy ảnh của bạn. Dưới đây là một số cách chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp, không chỉ áp dụng đối với máy ảnh kĩ thuật số mà còn phù hợp với những máy film cũ.
Hiểu rõ chiếc máy ảnh của mình
Nói chung, những gì bạn cần là kiểm soát hoặc bù sáng, và sử dụng một số cài đặt đơn giản được tích hợp trong máy. Đối với bất kì công cụ mới nào, bạn chỉ có thể sử dụng chúng hiệu quả bằng cách luyện tập, luyện tập, và luyện tập.
Đối với ánh sáng, bạn hoàn toàn tự do trong việc cài đặt bật hay tắt đèn flash. Hãy học cách tắt đèn flash và sử dụng ánh sáng tự nhiên để thu được kết quả tốt hơn. Biểu tượng thường thấy là hình một tia sét (luôn có đèn flash khi chụp) và hình tia sét với gạch chéo (không bao giờ có đèn flash). Bạn sẽ nhận ra sự khác biệt to lớn khi chụp một bức ảnh với đèn flash và một bức ảnh không có đèn flash.
Cách dùng đen flash có thể bù sáng nhưng dường như vẫn chưa đem lại hiệu quả thật sự. Trong bài báo này, bạn có thể bỏ qua biểu tượng ‘con mắt’ (đèn flash liên tục sáng lên vài lần để thu nhỏ đồng tử, loại bỏ ‘mắt đỏ’ và cuối cùng mới chụp ảnh). Hãy tránh cài đặt tự động, tức là máy ảnh tự quyết định có dùng đèn flash hay không tùy theo điều kiện ánh sáng. Ngoài ra, máy còn những cài đặt khác (biểu tượng ‘mặt trăng và ngôi sao’ có thể là một chế độ chụp dưới ánh sáng yếu thuận tiện mà bạn nên thử).
Đầu tiên, hãy kiếm cuốn sổ hướng dẫn sử dụng máy ảnh của bạn. Đối với nhiều người, sử dụng một bản sao mềm có thể tìm kiếm trên máy tính (biểu tượng ‘ống nhòm’) sẽ dễ dàng hơn so với việc tìm và đọc một quyển sách hướng dẫn. Ngày nay, nhiều máy ảnh thậm chí không có sổ hướng dẫn kèm theo, mà sẽ là một đĩa CD. Hãy kiểm tra máy ảnh của bạn xem có màn hình trợ giúp chi tiết cho các tính năng phổ biến, hay một loạt các cài đặt tự động có giá trị như một số dòng máy trên thị trường.
Cài đặt máy ảnh khi chụp ảnh đêm
Bạn nên làm quen với các chế độ cài đặt trong máy vì mỗi dòng máy khác nhau lại có những cài đặt khác nhau. Hãy thử nghiệm và kiểm tra chúng trước khi sử dụng để biết được máy ảnh của mình có thể làm những gì cũng như cách thực hiện. Ngoài ra, bạn có thể sẽ bỏ qua hầu hết các cài đặt trong máy vì chúng dành cho mục đích chụp khác. Việc cài đặt đồng hồ ở máy ảnh giúp đánh dấu ngày và thời gian trên ảnh.
Thay đổi cài đặt tốc độ ISO hoặc ASA từ tự động sang chỉ số cao giúp máy ảnh nhạy bén hơn với ánh sáng. Nhìn vào thông tin trong những bức hình đã chụp, có thể thấy cả tốc độ film mà máy ảnh sử dụng. 100-200 là lựa chọn phổ biến nhất.
Chỉ số thấp hơn có nghĩa có quá nhiều ánh sáng mà bạn có thể giảm bớt để ảnh chụp có màu đậm, phong phú hơn và ảnh không bị mờ. Tăng lên 1600 có nghĩa bạn tận dụng giá trị của từng chút ánh sáng ít ỏi. Lựa chọn hi sinh vài dải màu và chiều sâu giúp ảnh không bị mở bởi bóng đen.
Đừng quên chuyển về chế độ tự động sau khi đã chụp xong, nếu không bức ảnh tiếp theo sẽ rất sáng. Một vài máy ảnh khi tắt đi sẽ tự chuyển về chế độ tự động. Hãy kiểm tra máy của bạn. Những người sử dụng máy phim có thể mua cuộn phim tốc độ cao khi chụp ảnh ở điều kiện ánh sáng yếu. Đặt máy ảnh lên một vật vững chắc như bàn, ghế, tường, hay bất cứ thử gì để tránh ảnh bị mờ khi máy rung.
Muốn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà vẫn đẹp, bạn có thể chọn cài đặt tốc độ màn trập và chọn khẩu độ trên những dòng máy tốt hơn hoặc máy DSLR. Thời gian màn trập mở lâu (1/8 giây, 125 mili giây) cho phép máy ảnh nhận nhiều ánh sáng hơn nhưng ảnh chụp lại dễ bị mờ.
Thời gian ngắn (1/100 giây) cho ảnh không bị mờ nhưng bạn sẽ cần thêm rất nhiều ánh sáng. Bạn có thể điều chỉnh khẩu độ (độ mở của ống lens) để kiểm soát ánh sáng, tầm tập trung, hoặc độ sâu trường. Khẩu độ nhỏ, (f-16 hoặc f-22) độ sâu trường dài cho phép bạn chụp được vật ở gần cũng như ở xa rõ hơn, nhưng việc đó đòi hỏi nhiều ánh sáng.
Khẩu độ mở rộng (f-2 hoặc f-5) thu hẹp giới hạn tận trung vào chủ thể, làm mờ mọi thứ xung quanh, nhưng làm việc trong điều kiện còn thiếu ánh sáng hơn nhiều. Hãy sáng tạo, học cách hoạt động của những thông số này và kiểm soát chúng.
Kiểm soát nguồn sáng và cân bằng trắng
Như vậy, chụp ảnh với tốc độ màn trập 1/8 và khẩu độ f-1.4 sẽ tận dụng tối đa ánh sáng có sẵn, nhưng ảnh sẽ mờ và không rõ nét trừ khi bạn thực sự cần ảnh chụp như vậy. Những bức ảnh như này thường dễ chụp bằng máy ảnh hơn là sau khi chỉnh sửa bằng các phần mềm.
Một lần nữa, luyện tập tạo nên sự hoàn hảo. Nếu máy ảnh có tính năng ‘ổn định hình ảnh’, nó có thể gắn liền với đèn flash. Kiểm tra máy để xem bạn có thể kích hoạt nó mà không kèm theo đèn flash hay không.
Chú ý đến ánh sáng khi chụp và đèn trong phòng. Bạn có thể cải thiện ánh sáng trên khuôn mặt chỉ bằng cách di chuyển sang bên vài bước.
Nếu ánh sáng ở ngay phía trên, bóng đổ dưới mắt sẽ trông rất đáng sợ, bạn cần lùi lại vài bước để trông được tự nhiên hơn. Không chú ý bóng đổ là một trong những sai lầm tệ hại nhất khi chụp ảnh vào ban đêm.
Tìm kiếm cách bày trí giúp cân bằng màu sắc. Nếu không bố trí hợp lí, ảnh chụp dưới đèn nóng sáng sẽ trông quá đỏ hoặc cam, đèn huỳnh quang sẽ khiến mọi thứ có màu xanh lá cây hoặc xanh da trời nhiều hơn.
Cách khắc phục đơn giản nhất là nhìn ảnh hiển thị trên màn hình để chọn màu tương đương với căn phòng, xem qua một lượt và chọn ra màu sắc phù hợp để chụp. Đèn đường, ánh sáng sân khấu, đèn neon và một số loại đèn khác sẽ đem lại những bức hình đẹp hơn rất nhiều nếu bạn chọn được bối cảnh đẹp nhất có sẵn.
Cài đặt ảnh chụp (tốc độ phim, cân bằng màu, zoom,…), đặt máy ảnh lên giá trên một cái bàn và chọn chế độ hẹn giờ 10 giây để tránh máy bị rung khi chụp ảnh. Khi đó, bạn cần giải thích cho người mẫu cách máy ảnh báo hiệu trước khi chụp ảnh. Một vài người thích sử dụng giá một chân, tương tự như một chiếc giá ba chân đầy đủ kích thước và có thể gấp lại, thiếu hai chân trụ giúp chụp ảnh dễ dàng, nhẹ hơn, và có thể cầm tay.
Nếu máy ảnh có ống lens zoom, bạn có thể sử dụng đèn flash. Zoom vào khuôn mặt của họ để lấp đầy khung hình và bớt ảnh hưởng từ đèn flash. Hơn nữa, ánh sáng tự nhiên sẽ giúp màu da tự nhiên hơn, mịn hơn và giúp cảnh xung quanh sáng hơn, thay vì là một màu đen hoàn toàn.
Sử dụng đèn flash một cách khéo léo
Đèn flash hoạt động trong khoảng cách 5 feet đến10 feet, vậy nên bạn sẽ nhận được nhiều kết quả khác nhau bằng việc di chuyển về phía sau vài bước. Điều này có nghĩa việc sử dụng đèn flash với những đối tượng trên 12 feet chỉ khiến máy ảnh có những điều chỉnh sai.
Nếu bạn ngồi sau dãy thứ tư ở một giảng đường, hãy tắt đèn flash để thu được kết quả tốt hơn, vì đèn flash không có tác dụng trong trường hợp này (ngoại trừ phía sau của những người ngồi trước bạn được chiếu sáng nhiều) và khiến máy ảnh cho rằng có nhiều ánh sáng hơn thực tế. Bên cạnh đó, hãy giữ máy ảnh ở độ cao ngang tầm đối tượng chụp.
Nếu bạn sở hữu một chiếc SLR, có lẽ bạn có một đèn flash bên ngoài với một đầu quay được. Hướng đèn flash lên góc 450 để nó hướng chếch lên trần nhà nửa chừng giữa bạn và mẫu chụp. Đây được gọi là ‘flash bounce’, đem lại hiệu ứng mềm mại và dễ chịu hơn.
Bạn có thể thử nghiệm với thiết bị khuếch sáng, giấy ăn, khăn tay, và những phụ kiện khác phủ lên đèn flash để giảm cường độ đèn và chèn thêm ánh sáng tự nhiên. Bộ cảm biến trong ống lens hoặc trong đèn flash có thể giúp bù sáng nên đừng che nó lại.
Mẹo nhỏ khác khi chụp ảnh vào ban đêm
Một vài mẹo chụp ảnh ban đêm cuối cùng:
- Làm cho ảnh chụp giá trị hơn bằng cách thêm hoặc bớt phông nền và cảnh vật xung quanh bằng các thao tác zoom, thay đổi vị trí chụp hoặc di chuyển mẫu chụp. Chụp một vài kiểu ảnh để chọn ra kiểu bạn thấy nổi bật hơn cả.
- Máy ảnh kĩ thuật số có một khoảng thời gian ngắn giữa khi bạn ấn chụp và khi máy thật sự chụp hình. Khoảng thời gian này càng ngắn là càng tốt. Để bù sáng, một số máy ảnh có chế độ ‘sports’ mà có thể chụp liên tục 5 kiểu hay nhiều hơn thế nên bạn có thể bắt đầu chụp sớm hơn chút mà vẫn có được bức ảnh đẹp.
Nghiêm túc với phần mềm chỉnh sửa ảnh
Ngoài ra, các phần mềm chỉnh sửa ảnh là rất cần thiết cho giai đoạn hậu kỳ bởi vốn việc chụp ảnh vào buổi tối hoặc chụp ảnh trong nhà thiếu sáng thì khó có thể cho ra những bức ảnh lý tưởng.
Có thể bạn đã có sẵn những phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính và chúng có chế độ sửa tự động ‘auto fix’ hoặc làm giảm sáng và độ tương phản thủ công, cắt ảnh, cùng nhiều công cụ khác giúp bạn cải thiện hình chụp.
Bạn không cần mua Photoshop nếu không thật sự cần tới nó. Đây là một gói ứng dụng lớn, đắt tiền, phức tạp dành cho người chuyên nghiệp hoặc dân nghiệp dư nhưng nghiêm túc học hỏi. Có rất nhiều gói sản phẩm miễn phí chỉ dưới 20 đô tốt hơn rất nhiều cho những nhiếp ảnh gia bình thường và làm việc nghiêm túc.
Tìm trên Google phần mềm chỉnh sửa ảnh cho phép tải xuống miễn phí hoặc dùng thử trong một khoảng thời gian để chọn ra một phần mềm tốt, phù hợp nhu cầu và khả năng của bạn. Các tạp trí báo hay điện tử là nguồn tham khảo lí tưởng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là sao chép ảnh. Ổ cứng của bạn sớm muộn cũng sẽ bị hỏng, hay máy tính của bạn bị mất cắp, hư hỏng, rơi.,,, bạn sẽ lập tức mất toàn bộ số ảnh quý giá của mình. Vậy nên hãy cân nhắc giải pháp sao chép ảnh online.