Ánh sáng là một trong những thử thách khó nhất và là khía cạnh chủ chốt của nhiếp ảnh. Sở hữu bộ flash gắn rời rất có ích trong việc đảm bảo độ phơi sáng chuẩn, nhưng để lắp đặt và sử dụng chúng cũng không hề đơn giản. Cùng tìm hiểu hướng dẫn các mẹo kỹ thuật chụp ảnh với flash và đi sâu vào các kỹ thuật sử dụng đèn flash gắn rời, các phụ kiện tốt nhất, cách thiết lập chúng.
Điểm yếu lớn nhất của built-in flashgun và flashgun phụ trợ là chất lượng ánh sáng của chúng không tốt lắm. Vì flash là nguồn sáng cường độ mạnh tạo ra bởi 1 vùng nhỏ gần lens camera, chúng sản xuất ánh sáng nhạt, không đều, tạo ra các bóng rất đậm. Chúng còn có thể làm nhòa bề mặt và đường viền, tẩy trắng màu da và chụp mắt thành màu đỏ-tất cả những điều trên khiến cho bức ảnh thành một thảm họa.
Các flash head lớn thì đỡ hơn vì chúng chiếu ánh sáng ra từ một vùng rột hơn, nhưng thành quả cũng không hề tốt.
Cách chụp ảnh với ánh sáng chiếu vào vật thể trực tiếp từ flash gun được gọi là kỹ thuật direct flash . Dù ảnh chụp với direct flash thường trông giả và xấu, nhưng kỹ thuật này cũng có thể tạo nên các hiệu ứng tuyệt vời nếu biết cách. Tuy nhiên, thông thường, bạn nên giảm thiểu rủi ro.
1.Mẹo chụp ảnh với đèn flash gắn rời
Chìa khóa để cải thiện chất lượng và tính linh động của ánh sáng flashgun là tách rời bộ đèn flash với máy ảnh với hotshoe adapter và cáp sync cord. Chúng sẽ giúp bạn chỉnh vị trí đèn flash thoải mái và thích hợp hơn nhiều. Chúng cũng sẽ tạo chiều sâu cho bức ảnh và loại bỏ hiện tượng mắt đỏ trong ảnh.
Nikon và Canon đều chế tạo flash gun có TTL balanced flash metering (Cân bằng phủ sáng tự động) và power output (đầu ra công suất). Nikon có Nikon TTL Remote Cord SC-28/SC-29 dài 1 m còn Canon sản xuất Off-Camera Shoe Cord 2 dài 60cm.
Một số camera cần có 2 adapter: Một cho hotshoe và một cho đế flashgun – và một cáp để nối chúng.
Nếu muốn được rảnh tay khi chụp hình và không ngại trông hơi kỳ quặc, bạn có thể mua một flash bracket được nối với lỗ cắm của tripod máy ảnh và định góc cố định cho bộ flash.
Các bộ đèn flash đầu búa (hammerhead flash units )lớn dùng để chụp các tòa nhà,v.v.. thường được dùng kèm với với flash bracket.
2. Tái tạo ánh sáng studio với 2 flashgun rời
Dùng flashgun gắn liền để chụp các vật nhỏ trong khoảng cách duwois 60cm là một ý kiến rất tồi vì ánh sáng phát ra trong phạm vi này là quá mạnh. Để chụp ảnh đẹp với đèn flash, bạn tuyệt đối không được mắc phải sai lầm này
Vị trí của đèn flash trên lens máy ảnh cũng khiến cho hầu hết ánh sáng phía trên các vật thể bị mất. Nếu chụp close-up cahs xa hơn 60cm thì bạn cũng có thể dùng flash camera gắn liền nếu bạn cho độ phản xạ tối đa nếu dùng wide-flash adapter và diffuser.
Chú ý rằng các lens dài không che mất đèn flash và nếu có thể, hãy chỉnh cho flashgun hơi nghiêng xuống.
Tuy nhiên cách này cũng không thể cho kết quả tốt bằng việc dùng flash rời có tản sáng được gắn vào 1 bên ( với 1 reflector ở bên kia để tạo bóng), tức là 1 loại flash vòng (macro ring flash) chuyên dụng ví dụ như Canon MR-14EX or Nikon SB29s hoặc 1 bộ wireless TTL được gắn tùy ý vào vật thể.
Ảnh này chúng tôi chụp 1 bức tượng thiên sứ dễ thương với Canon Speedlite 550EX (loại không khuếch tán ánh sáng, gắn liền máy ảnh). Việc rọi thẳng nguồn sáng mạnh tạo nên cái bóng khá xấu xí sau bức tượng và tạo cảm giác quá “phẳng”, gần như là 2D.
Lần này chúng tôi dùng 2 flashgun rời của Canon, một bộ máy ảnh chính để bounce flash chéo, một wireless slave (đèn phụ) chiếu thẳng vào vật thể từ phía trên, (chĩa vào chính diện). Cách xếp đặt này làm giảm bóng và tăng màu sắc của vật thể, thu được kết quả đáng hài lòng.
Với cách set-up như trước, nhưng dùng thêm 1 white reflector (hắt sáng) đặt đối diện với flash chính để bù cho phần bóng bị mất đi tại flash phía trên đầu máy ảnh. Sự khác biệt tạo bởi reflector thứ hai khá tinh tế nhưng rõ ràng đã mang lại kết quả tiến bộ.
3. Kỹ thuật bounce flash
Tuy nhiên, chỉ với việc dùng flash rời vẫn khiến ánh sáng trông giả và thô, ánh sáng vẫn cần được khuếch đại và làm dịu.
Một trong những cách chụp ảnh với đèn flash hiệu quả nhất là bounce flash (đánh flash ). Điều này rất dễ dàng nếu bạn có thể xoay đèn flash lên phía trên ( thường là ở các mức 45°, 60°, 75° and 90°) và xoay ngang.
Điều cốt lõi ở đây là bạn đánh flash lên reflector, tường, trần nhà, hoặc thậm chí là gương để trải ánh sáng lên không gian rộng hơn và nhờ thế tăng kích thước của nguồn sáng.
Nó giúp các bóng đậm sáng hơn và tạo nên ánh sáng dịu, mượt và tự nhiên hơn so với direct flash. Để đạt được kết quả tốt nhất, quay đèn flash đến 60°. Điểm trừ là hình ảnh trông hơi tẻ nhạt và thiếu ‘lấp lánh’.
Kỹ thuật bounce flash có thể tạo ra những bóng đen bên dưới vật thể, ví dụ như trong ảnh chân dung, bounce flash sẽ làm đậm bọng mắt và tạo bóng dưới mũi và cằm. Nó cũng làm giảm đáng kể cường độ của flash, làm cho ánh sáng bị mất ở vài kiểu ảnh.
Miễn là cảm ứng flash vẫn chiếu vào vật, 1 TTL flashgun sẽ tự động khuếch đại cường độ để bù cho điều này, nhưng vẫn sẽ không đạt được nhu cầu như mong muốn. Bạn cần tăng khẩu độ ống kính, tăng chỉ số ISO hoặc di chuyển đến gần vật thể hơn.
Nếu dùng 1 manual flashgun bạn phải tự chỉnh độ hở sáng.
Một điều quan trọng khác là bề mặt bạn đánh flash lên phải có màu trắng trung tính, nếu không ảnh của bạn sẽ mang có màu trông không tự nhiên.
4. Bounce card trắng
Những flashgun tốt có bounce card trắng sẵn trong máy để phản xạ ánh sáng trực tiếp vào vật thể khi máy ảnh được đặt nghiêng.
Bounce card là cách rất tuyệt để làm nổi catchlight (ánh sáng trong mắt) và làm giảm phần bóng được tạo ra – để có hiệu quả tốt nhất, quay đầu flash đến 90°.
Một số flashgun xịn có 2 đèn flash: chiếu một nguồn sáng yếu hơn vào vật thể để làm giảm bóng và tạo catchlight khi flash chính đánh flash lên trên.
Nếu flashgun của bạn không có bounce card hoặc 2 đèn flash, hãy dùng dây cao su để cố định 1 card trắng phía sau ống flash để phản xạ ánh sáng.
Kỹ thuật bounce card thông thường khôn gphair lúc nào cũng hữu dụng khi bạn chụp ảnh ngoài trời. Và kể cả khi chụp trong nhà thì trần nhà có thể quá cao hoặc có màu không phù hợp.
Một cách giải quyết là mua một mini flash reflector để gắn vào đèn flash để bounce ánh sáng lên phía trước và giảm thiểu phần ánh sáng bị mất. Thử dùng LumiQuest’s Big Bounce, Pocket Bouncer or Midi Bouncer- có thể mua được với các màu khác nhau.
Nếu flashgun của bạn không quay được, thì bạn có thể tháo rời nó ra khỏi máy. Một flashgun rời cũng có thể đổi ngược lại, gắn vào một đế dù (brolly) studio và chĩa vào một flash brolly, tọa ra ánh sáng studio chuyên nghiệp.
5. Dùng flash diffuser
Flash diffuser là sự thay thế tốt cho bouce flash và hoạt động tương tự : giãn ánh sáng mạnh, trực tiếp thành nguồn sáng rộng và đa hướng.
Điều này làm giảm hiện tượng mắt đỏ, giảm bóng và tạo ánh sáng dịu và đẹp hơn. Dùng flash diffuser rời còn giúp bạn được kết qủa trông tự nhiên hơn.
Có rất nhiều loại diffuser cho flashgun gắn ngoài. Các loại flashgun cao cấp thường đi kèm với diffusion dome, trông hơi giống với một hộp kem nhựa được gắn khít với đầu flashgun.
Nếu không có thì bạn có thể dùng Sto-Fen Omni-Bounce diffuser vàng, trắng hoặc xanh lá cây , với đủ kiểu dáng và kích cỡ cho flashgun. LumiQuest sản xuất một thiết bị tương tự gọi là UltraBounce và pop-up diffuser gọi là SoftScreen.
Một giải pháp rẻ tiền khác là gắn giấy can hoặc giấy ăn vào cửa sổ flash.
Để phản xạ mạnh hơn bạn cần một Softbox nhỏ, ví dụ như LumiQuest’s Softbox or Mini Softbox. Lastolite cũng chế tạo mini Micro Apollo softbox với 3 kích cỡ khác nhau gắn với bất kỳ flashgun nào có Velcro.
Để đạt hiệu quả tối ưu, kết hợp bounce flash rời với 1 diffuser, thêm một adapter góc rộng.
Cách này rất tuyệt với chụp cận cảnh và chân dung, nhưng vì diffuser cũng làm giảm cường độ flash đến 2 stop (Một stop là nhiều gấp đôi hoặc giảm một nửa số lượng ánh sáng cho phép khi chụp ảnh), bạn có thể có tổng cộng 5 stop.
Các sản phẩm như LumiQuest UltraSoft giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp một mini reflector và 1 diffuser trong 1 modifier gắn trong để khiến cho số stop không vượt quá 2.
6. Wireless flash
Dùng 2 flashgun trở lên sẽ giúp cho lựa chọn ánh sáng của bạn tăng lên đáng kể. Để tránh tính toán độ hở sáng sai lầm và các dây cord phức tạp, cách tốt nhất là dùng 1 hệ thống wireless TTL multi-flash .
Các hệ thống wireless TTL flash của Nikon and Canon có thể điều khiển đến 9 flashgun phụ và chụp đồng thời với flash chính trên máy ảnh. Các flash phụ có thể được chia làm 3 bộ khác nhau.
Giá trị của Flash mode và cường độ flash output có thể được tùy chỉnh với mỗi bộ và flash chính.Nếu muốn sử dụng các flashgun ở các vị trí xa nhau bạn có thể dùng kích đèn hồng ngoại (flash trigger) được gắn với hotshoe.
Khả năng điều chỉnh vài bộ flash trong bán kính 10m cách máy ảnh có rất nhiều lợi thế. Quan trọng nhất là bạn được tự do tạo ánh sáng trông tự nhiên và giảm bóng, nhấn mạnh vào hình dáng, cấu trúc và màu sắc của vật thể.
Bạn cũng có thể rọi sáng vào các background tối, highlight các yếu tố phụ, tạo các ánh sáng màu-các tiềm năng là vô hạn.
Thông thường, chỉ có các các flashgun siêu đắt mới có khả năng điều khiển nhiều flash gun thông qua wireless TTL. Nếu flashgun của bạn không có tính năng này nhưng có cổng kết nối với PC, bạn có thể sử dụng một hệ thống non-TTL wireless bằng cách gắn 1 bộ flash PC phụ với nó.
Bộ flash phụ này sẽ được gắn trên đầu flashgun và nối với cổng PC, cho phép đèn flash được kích hoạt không dây bằng flash gắn sẵn trong máy hoặc một flash phụ gắn với máy ảnh.
Trên đây là hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash giúp bạn có những bức ảnh đẹp nhất trong điều kiện ánh sáng thấp nhất.